Những đội hình kém hiệu quả về cuối game nên tránh để không "sa lầy" ở chuỗi thua

Đây là những đội hình về cuối game khá yếu so với mặt bằng chung và rất dễ bị khắc chế mà game thủ cần tránh.

Đội hình Thây Ma

Với sức càn lướt vô cùng mạnh mẽ từ Sion, khả năng sốc sát thương của Kalista và Nunu, cũng như bổ sung Fiddlestick, nhưng Thây Ma vẫn tỏ ra yếu ớt về cuối trận. Khả năng khống chế của Thây Ma mất đi cùng với Ryze đã khiến đội hình này giàu sát thương đấy, có chống chịu đấy nhưng về cuối game quá yếu ớt nếu phải đọ sát thương với những đội hình khác. Sự bổ sung thêm Zyra cũng là chưa đủ nếu so với một Ryze quá “bá đạo” đã từng xuất hiện ở mùa 5.

Chưa kể, Sion bây giờ “trâu bò” hơn nhưng khả năng càn lướt quá dễ cản phá, nên về cuối game, đội hình Thây Ma tỏ ra quá đuối. Kể cả nếu game thủ kết hợp với Quân Đoàn hay Đấu Sĩ - Tà Thần, thì khá nhất là leo được vào top 4. Và một yếu tố nữa chính là những chủ lực để có một Thây Ma mạnh quá đắt tiền (chỉ có Brand rẻ nhất với 2 vàng). Còn trường hợp xấu nhất, là bị loại ngay trước cả khi có thể hoàn thiện đội hình. Chính vì vậy, Thây Ma đang có tỷ lệ vào top 4 chỉ khoảng 25% và tỷ lệ thắng chỉ dao động ở mức 8%.

Đấu Trường Chân Lý: Những đội hình kém hiệu quả về cuối game nên tránh để không sa lầy ở chuỗi thua - Ảnh 1.

Đội hình 6 Chiến Binh

Ở giai đoạn đầu và giữa game, không thể phủ nhận 6 Chiến Binh là đội hình công thủ vô cùng toàn diện, tuy nhiên, điều này chỉ đúng cho đến khi giai đoạn cuối game bắt đầu và các game thủ đa phần đã xây dựng xong chủ lực với những cái tên có khả năng sát thương tầm xa, diện rộng hoặc vô cùng cơ động như Lucian, Vel’Koz, Tristana. Thậm chí cả những Riven, Yasuo Kỵ Sĩ cũng hoàn toàn có thể khắc chế tốt đội hình 6 Chiến Binh về cuối game.

Lý do khiến 6 Chiến Binh yếu vì để đội hình này phát huy tối đa sức mạnh thì cần cả 2 yếu tố: tướng và trang bị. Về trang bị, cả Irelia và Nidalee đều cần đồ và cấp độ để có thể “gánh team”, chưa kể Kennen cũng cần ít nhất là Quỷ Thư để có thể tận dụng thế mạnh của Tốc Độ Bỏng Cháy. Ấy là chưa kể, về cuối game, người chơi cần có 2 cái tên là Jax và Viego khi Olaf và Udyr đã tỏ ra quá yếu ớt. Mà với sự xuất hiện của Jax là đòi hỏi thêm trang bị và có nghĩa là tiếp tục khiến game thủ đau đầu.

Đấu Trường Chân Lý: Những đội hình kém hiệu quả về cuối game nên tránh để không sa lầy ở chuỗi thua - Ảnh 2.

Chưa kể, Chiến Binh có sự cứng cáp và sát thương nhưng lại không có bất kỳ cái tên nào có thể áp sát dàn sau của đối thủ trừ Nidalee và Kennen. Tuy nhiên, để đến khi 2 cái tên này bắt đầu dùng chiêu, có thể cả đội hình đã bị quét gần sạch sẽ rồi.

Đội hình Vệ Binh xoay quanh Senna

Senna là vị tướng 1 vàng với cơ chế sát thương và khống chế dàn chủ lực của đối thủ cực tốt. Chưa kể, với mức giá rẻ, Senna cũng dễ để nâng lên 3 sao và trang bị của cô cũng chủ yếu tập trung vào các món đồ hồi mana. “Dễ chơi dễ trúng thưởng” là vậy, nhưng Senna lại chỉ mạnh ở giai đoạn đầu đến giữa game, kể cả là ở mốc 3 sao. Lý do là vì, trong đội hình Vệ Binh, không có cái tên nào thực sự chất lượng để “bảo kê” Senna, và chưa kể, nếu dồn vàng roll ra Senna 3 sao, rất có thể game thủ sẽ bỏ lỡ 1 cái tên chất lượng khác là Lucian.

Thông thường, những đội hình với chủ lực 1 vàng, cần phải nâng cấp lên 3 sao càng nhanh càng tốt, chưa kể là phải có đồ cực chuẩn. Tuy nhiên, với việc các vị tướng như Lucian, Vel’Koz hay thậm chí là đội hình Sát Thủ vẫn đang tỏ ra quá mạnh, thì việc xây dựng lối chơi xung quanh Senna rất có thể khiến game thủ sa lầy khi lượng khống chế và sát thương của cô là có đấy, nhưng không đủ để sốc chết chủ lực đối phương về cuối game, trong khi bản thân Senna không đủ cứng cáp hay cơ động để tự bảo vệ mình trong trường hợp bị chọn làm mục tiêu.

Đấu Trường Chân Lý: Những đội hình kém hiệu quả về cuối game nên tránh để không sa lầy ở chuỗi thua - Ảnh 3.

Thêm bình luận